Sùi mào gà ở lưỡi: Nhận biết và điều trị

Sùi mào gà ở lưỡi không hiếm gặp, tuy nshiên nhiều người lầm tưởng rằng sùi mào gà chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Thực tế sùi mào gà cũng có thể xuất hiện ở lưỡi (sùi mào gà ở lưỡi) nếu có quan hệ tình dục bằng miệng.

Dưới đây là trường hợp của một bệnh nhân nam đang có nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi:

“Chào bác sĩ. Mong bác sĩ tư vấn cho tôi biết thông tin về bệnh sùi mào gà ở lưỡi và cách điều trị. Tôi đã ngoài 30 tuổi, nghi ngờ bị sùi mào gà ở lưỡi vì nơi gốc lưỡi, gần amidan của cháu có xuất hiện nhú sợi dài khoảng 2-3mm, rất giống với hình ảnh sùi mào gà trên mạng. Tôi có thói quen quan hệ tình dục bằng miệng nên tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi sớm nhất có thể ạ, tôi cảm ơn bác sĩ..”

Chuyên gia phòng khám Thái Hà tư vấn:

Chào bạn, bạn có thói quen quan hệ tình dục bằng miệng và nghi ngờ mắc phải sùi mào gà ở lưỡi. Bạn muốn biết nơi gốc lưỡi xuất hiện các nhú sợi dài khoảng 2-3mm có phải là biểu hiện của sùi mào gà không thì cần đi bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám.

Hiện nay, tỉ lệ người mắc sùi mào gà ở lưỡi ngày càng tăng cao nhưng người bệnh lại không sớm phát hiện để thăm khám. Dưới đây là một số thông tin về bệnh sùi mào gà ở lưỡi mà chuyên gia chia sẻ đến bạn:

Tổng quan bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà là bệnh lây truyền mạnh qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Sùi mào gà ở lưỡi gây ra theo 3 con đường chính:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng
  • Hôn.
  • Dùng chung bàn chải đánh răng với người bệnh sùi mào gà.

Nhận biết sùi mào gà ở lưỡi

Sau thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 8 tháng, một số biểu hiện sùi mào gà ở lưỡi sẽ xuất hiện như:

  • Xuất hiện các nhú gai như hạt gạo, gây ngứa, tập trung chủ yếu ở miệng, lưỡi, amidan. Nếu u nhú mọc ở môi có thể quan sát bằng mắt thường nhưng nếu mọc ở lưỡi hay vòm họng thì khó nhìn thấy hơn.
  • Sau một thời gian, các nhú gai có thể lan rộng ra thành mảng lớn, trông giống như súp lơ hoặc mào gà, dễ mủn, khi ấn tay hoặc cọ xát mạnh thì nhú gai sẽ chảy mủ, có thể lẫn máu, gây lở loét.
  • Cổ họng sưng tấy, cảm giác nóng rát, đau khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt…

Lưu ý: Sùi mào gà ở lưỡi rất dễ nhầm lẫn với viêm họng, nhiệt miệng, viêm amidan thông thường. Một số người còn đi mua thuốc điều trị viêm họng, viêm amidan nhưng không giảm.

Điều trị sùi mào gà ở lưỡi như thế nào?

Điều trị sùi mào gà ở lưỡi, bệnh nhân buộc phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp: Đốt điện, áp lạnh, tia laser hay ALA-PDT hoặc cắt mụn sùi…

Bệnh nhân tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc bôi sùi mào gà tại nhà vào khoang miệng vì có thể gây ra tổn thương không thể kiểm soát.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân:

Bạn đã có một số biểu hiện, nghi ngờ do sùi mào gà ở lưỡi gây ra thì cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa các bệnh xã hội hoặc chuyên khoa da liễu.

Nếu đúng mắc bệnh sùi mào gà thì cần điều trị tích cực, ngăn ngừa nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng.

Trên đây là một số thông tin về bệnh sùi mào gà ở lưỡi được chia sẻ bởi chuyên gia bệnh xã hội phòng khám đa khoa Thái Hà, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và mọi điều còn thắc mắc bạn có thể liên hệ theo số 0337 644 353

Tìm kiếm với từ khóa liên quan:

sùi mào gà ở lưỡi

sùi mào gà ở họng

bệnh sùi mào gà ở lưỡi

sui mao ga o luoi