Kinh nguyệt không đều làm sao để khắc phục?

Kinh nguyệt không đều hay có nghĩa kinh nguyệt ra ít hoặc ra nhiều bất thường hầu như đều bắt gặp ở chị em phụ nữ. Bình thường khi mới dậy thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ không đều, không cố định nhưng sau một vài tháng đến một năm kinh nguyệt sẽ đều đặn. Tuy nhiên có nhiều chị em khi đã trải qua thời gian dậy thì rồi nhưng chu kỳ kinh nguyệt vẫn không đều hay còn gọi là thất thường.

Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều là gì? Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều rất nhiều và cũng tùy từng độ tuổi khác nhau mà nguyên nhân cũng khác.

Ở mỗi chị em lượng máu ở mỗi chu kỳ và độ dài chu kỳ kinh nguyệt là khác nhau. Và thông thường độ dài chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 24–34 ngày.

Và thời gian ra máu thường xảy ra từ 3 - 7 ngày và lượng máu mất đi khoảng 40 ml. Tuy nhiên, đó là mức trung bình và thường gặp, một số phụ nữ có thể có độ dài chu kỳ kinh nguyệt hay lượng máu nằm ngoài phạm vi này. Nếu bạn mất đi lượng máu tới 80 ml hoặc nhiều hơn được gọi là chảy máu nghiêm trọng bất thường.

Những đặc điểm sau ở chị em sẽ được coi là kinh nguyệt không đều:

Lượng máu bị mất trong một tiếng đồng hồ nhiều khiến băng vệ sinh ứ nhiều và bạn phải thay ngay. Cùng với đó ban đêm ngủ khiến bạn không thoải mái vì lượng máu ra quá nhiều, phải thay băng liên tục hoặc phải dùng loại có kích thước lớn.

Không vận động được phải ngồi một chỗ vì sợ máu ra nhiều, trong máu có thể xuất hiện những cục máu đông, vón cục.

Máu ra nhiều khiến cơ thể thiếu máu dẫn đến người mệt mỏi, xanh xao, có thể ngất xỉu.

Như thế nào là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều được chia thành 5 loại cụ thể như sau:

Rong kinh: Bình thường kinh nguyệt kéo dài từ 5 - 7 ngày tùy thuộc ở từng người mà lượng kinh có ít hay nhiều, kéo dài hay ngắn. Tuy nhiên khi kinh nguyệt quá dài > 7 ngày thì được gọi là rong kinh.

Chậm kinh: Một chu kỳ kinh bình thường là nằm trong khoảng 28 - 35 ngày. THông thường chị em thường chậm kinh 3, 4 ngày. Tuy nhiên nếu chậm kinh trên 1 tuần thì chị em nên cảnh giác rất có thể chị có vấn đề về phụ khoa hoặc đang mang bầu.

Kinh sớm: Kinh nguyệt đến sớm 4, 5 ngày hoặc đến sớm cả tuần, thậm chí ở nhiều chị em gặp trường hợp xuất hiện kinh 2 lần trong tháng.

Kinh thưa: Khoảng cách giữa các chu kỳ kinh dài: 2, 3 tháng,...

Vô kinh: > 6 tháng mà bạn không thấy xuất hiện kinh nguyệt.

Biểu hiện rõ nét ở kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối lọan kinh nguyệt:

- Chu kỳ kinh nguyệt của bạn quá ngắn (<28 ngày) hoặc quá dài (>35 ngày).

- Lượng máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt ra quá ít hoặc quá nhiều (30ml - 80ml).

- Màu sắc kinh nguyệt bất thường: đỏ sẫm, màu đen, có khi có cả máu đông.

- Thời gian ra máu quá ngắn hay quá dài (<3 ngày hoặc >7 ngày).

- Đau bụng kinh dữ dội kèm theo các triệu chứng khác như đau lưng, người mệt mỏi, suy nhược,...

Mỗi người có một chu kỳ kinh khác nhau vì thế nếu bạn thấy 'ngày đèn đỏ' của mình có vấn đề hãy tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản sau này.

Nguyên nhân thường gặp

Uống thuốc: Khi bạn đang sử dụng thuốc chống viêm hay thuốc điều hòa hormon khiếm tình trạng kinh nguyệt của bạn không đều đặn. Ngoài ra khi sử dụng phương pháp tránh thai như đặt vòng trong tử cung cũng khiến tình trạng bất thường.

Tình trạng sức khỏe: Mắc các bệnh viêm vùng chậu, mắc các bệnh ung thư, rối loạn máu,...

Thiếu máu: Lượng máu ra quá ít hoặc quá nhiều cũng cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Mắc các bệnh phụ khoa: Có thể dẫn đến kinh nguyệt thất thường.

Stress: Do cơ thể thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng mệt mỏi,..

Tích tụ độc tố: Cơ thể tích tụ nhiều độc tố.

Ngoài ra các nguyên nhân khác như: mang thai ngoài tử cung, không rụng trứng, bị lạc nội mạc tử cung,...

Khi nào cần đến bác sĩ

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm đồng thời có cách khắc phục sớm nhất. Trong trường hợp bạn mắc phải kinh nguyệt không đều thì bạn nên đến khám khi:

Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm bất thường giữa 2 chu kỳ kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt đến chậm quá 35 ngày.

Sau khi quan hệ tình dục xuất hiện chảy máu.

Khi bạn đang mang thai.

Sau thời kỳ mãn kinh.

Nếu thấy có dấu hiệu bất thường tốt hơn hết bạn nên đến các trung tâm y tế khám kịp thời để tránh những biến chứng có thể xảy đến với bạn.

Vậy làm sao để điều trị?

Kinh nguyệt không đều có thể điều trị được không? Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều chị em khi gặp phải trường hợp này.

Việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn khi được phát hiện sớm và chẩn đoán đúng nguyên nhân gây tình trạng. Đối với trường hợp nhẹ bàn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách:

- Thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý.

- Ăn uống đầy đủ các chất, tránh bỏ bữa.

- Tránh căng thẳng mệt mỏi quá.

- Tránh làm việc quá sức.

- Ngoài ra bạn có thể uống nước ép mùi tây mỗi ngày để cải thiện tình trạng.

- Nếu kinh nguyệt không đều khiến bạn khó chịu, mệt mỏi mỗi chu kì kinh thì bạn nên tắm nước ấm để thư giãn cơ thể, căng cơ và làm máu lưu thông dễ dàng hơn.

- Ngoài ra bạn không nên ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều giàu mỡ hay sử dụng các chất kích thích.

- Cần giữ ấm bụng, tránh để lạnh bụng.

Do dung lượng bài viết có hạn nên hẹn gặp lại các bạn ở những chuyên đề tiếp theo. Vừa rồi là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề 'kinh nguyệt không đều', hy vọng sẽ đem lại những lợi ích cho chị em.

Xem thêm: Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà

kinh nguyệt không đều

rối loạn kinh nguyệt

kinh nguyet khong deu

chu kỳ kinh nguyệt không đều

cách điều trị kinh nguyệt không đều

cách chữa kinh nguyệt không đều

cách trị kinh nguyệt không đều

chữa kinh nguyệt không đều

điều trị rối loạn kinh nguyệt

điều trị kinh nguyệt không đều

cách chữa rối loạn kinh nguyệt

chữa rối loạn kinh nguyệt